/*-- Chèn social góc trái dưới --*/

Nghi lễ cưới hỏi gồm những gì? Giải đáp chi tiết

Nghi lễ cưới hỏi là một trong những nghi lễ được rất nhiều người quan tâm. Trong đó có cả các cặp đôi trẻ. Thế nhưng, việc tìm kiếm thông tin với mọi người vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về phong tục cưới hỏi của nước ta, Áo Cưới Thiên Đường Bình Dương sẽ giải đáp giúp bạn mọi thắc mắc chi tiết trong bài viết này.

Nghi lễ cưới hỏi gồm những gì - Giải đáp chi tiết

Nghi lễ cưới hỏi là gì?

Nghi lễ cưới hỏi thời xưa là các nghi lễ bắt buộc mà cô dâu lẫn chú rể phải thực hiện trong ngày cưới. Thế nhưng, trong thời buổi hiện đại như hiện nay, thì các nghi lễ này không còn mang tính bắt buộc như trước nữa. Thay vào đó, đôi uyên ương có thể chủ động lược bỏ những nghi thức mà họ cho là có phần rườm rà trong buổi lễ.

Điều này dù giúp tiết kiệm thời gian, nhưng vẫn không làm hài lòng được các bậc ông bà trong gia đình. Đó là vì quan niệm của người xưa rất khác biệt với các bạn trẻ thời nay. Trong khi nhiều bạn trẻ sẽ ưa chuộng những gì có thể giúp tiết kiệm thời gian hơn, thì người lớn tuổi lại mong muốn một buổi lễ “chuẩn chỉnh” các quy trình truyền thống. Và một quy trình với các nghi lễ cưới chuẩn thông thường sẽ bao gồm 5 nghi lễ khác nhau: dạm ngõ, ăn hỏi, lễ xin dâu, lễ rước dâu, lễ lại mặt.

Tại sao cần phải thực hiện các nghi lễ cưới hỏi truyền thống trong đám cưới của người Việt Nam?

Sở dĩ, với nhiều người, việc thực hiện các nghi lễ cưới đầy đủ trong đám cưới là cực kỳ quan trọng vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Đầu tiên, người xưa luôn quan niệm rằng chỉ khi nào thực hiện đầy đủ các nghi lễ với nhau, thì bạn với người thương mới được trời cao cùng ông bà tổ tiên chứng giám đã chính thức thành vợ chồng. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến không ít người lớn tuổi cảm thấy khó chịu với những buổi cưới bị lược bỏ nhiều nghi lễ như hiện tại.

Bên cạnh đó, một buổi lễ trọn vẹn, hoàn chỉnh từ đầu đến đuôi cũng sẽ phần nào thể hiện được sự tôn trọng của nhà trai dành cho phía đàng gái. Với quy trình này, nhà trai phải tốn nhiều tâm tư để chăm sóc cho bên phía nhà vợ hơn. Thế nên, việc hoàn thiện các nghi lễ một cách chỉn chu, không lược bỏ bớt phần nào là hoàn toàn cần thiết với nhiều người, đặc biệt là các bạn bên “phe” nhà gái.

Cuối cùng, việc thực hiện các nghi lễ cưới hỏi truyền thống cũng giúp cho bầu không khí của lễ cưới trở nên nghiêm trang hơn, được đầu tư hơn trong mắt khách mời. Để đánh giá đây có phải là điểm mạnh hay không. Thì còn tuỳ thuộc vào nhìn nhận của chính bạn. Bởi nhiều người thì lại không thích bầu không khí đám hỏi của mình quá trầm lắng. Mà họ lại ưa chuộng sự vui nhộn, cùng sự “máu lửa” xuyên suốt lễ cưới.

Tại sao cần phải thực hiện các nghi lễ cưới hỏi truyền thống
Tại sao cần phải thực hiện các nghi lễ cưới hỏi truyền thống trong đám cưới của người Việt Nam?

5 nghi lễ cưới hỏi của người Việt Nam

Để giúp bạn có thể hiểu thêm về 5 nghi lễ cưới hỏi của người Việt, Áo Cưới Thiên Đường đã tổng hợp giúp bạn “tất tần tật” các nghi thức cưới hỏi tại Việt Nam

1. Dạm ngõ

Lễ dạm ngõ còn có những tên gọi khác như lễ xem mặt, hay lễ chạm ngõ. Đây chính là một trong năm nghi lễ cưới hỏi quan trọng nhất trong hôn nhân của người Việt, cùng với lễ cưới và lễ rước dâu. Bởi vì nghi lễ này có chức năng chính thức hoá mối quan hệ giữa cả 2 gia đình với ông bà tổ tiên. Và từ đó, hai bên gia đình của đôi trẻ cũng có nhiều cơ hội để tiếp xúc với nhau hơn.

Trong buổi lễ dạm ngõ, nhà trai sẽ đến nhà gái để xin cho đôi nam nữ được tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn. Lễ dạm ngõ không yêu cầu phải có người mối hay những lễ vật phức tạp, thường chỉ cần trầu cau. Tuy nhiên, từng vùng miền có thể có những khác biệt nhỏ trong thủ tục lễ dạm ngõ, bao gồm cả việc chọn lựa các lễ vật.

Trong mọi trường hợp, việc chọn lựa các lễ vật trong lễ dạm ngõ luôn mang ý nghĩa trân trọng và tôn trọng gia đình nhà gái. Các lễ vật thường được lựa chọn cẩn thận, đều là những buồng trầu câu cực kỳ đẹp mắt để thể hiện tính chân thành, cùng sự tận tâm của nhà trai đối với đàng gái.

2. Ăn Hỏi

Trong văn hoá của người Việt Nam, lễ ăn hỏi còn được xem là buổi lễ đính hôn chính thức của đôi trẻ. Trong lễ này, nhà trai sẽ đến nhà gái mang theo nhiều lễ vật như bánh chưng, bánh tét, trái cây, rượu, vàng, sữa… đến nhà gái và xác nhận ý định kết hôn.

Sau khi lễ ăn hỏi hoàn tất, đôi trai gái sẽ chính thức trở thành “vợ chồng” trong mắt gia đình và bạn bè. Cả hai bên đều đã có thể xưng hô “con” – “bố mẹ” với gia đình đối phương. Lễ ăn hỏi thường được tổ chức trước ngày cưới khoảng một đến hai tuần tùy thuộc vào tình hình công việc và thời gian sắp xếp của hai gia đình.

Lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi

3. Lễ xin dâu

Lễ xin dâu là một nghi lễ nhỏ và đơn giả, được thực hiện trước khi đoàn đón cô dâu từ nhà mẹ đẻ về nhà chồng. Trong lễ này, mẹ của chú rể cùng một người thân trong gia đình sẽ đến nhà gái, vàmang theo một cơi trầu (hoặc cơi xanh), chai rượu và một số lễ vật khác như bánh chưng, bánh tét, trái cây.

Khi đến nơi, họ sẽ gia đình nhà gái sẽ tiếp đãi nồng hậu và nhận về những lễ vật này. Sau đó, lễ vật sẽ được đặt lên bàn thờ gia tiên và thắp hương để cầu xin sự chúc phúc và bình an, phù hộ từ ông bà. Nhà trai sau đó sẽ rời khỏi nhà gái để chuẩn bị cho nghi lễ tiếp theo – nghi lễ rước dâu, tức là lúc này cô dâu sẽ sắp chính thức về nhà chồng.

4. Lễ rước dâu

Sau lễ xin dâu, gia đình nhà trai sẽ chuẩn bị cho nghi lễ rước dâu – một trong những nghĩ lễ cưới hỏi quan trọng nhất trong lễ cưới truyền thống của người Việt. Nghi lễ rước dâu thường diễn ra vào buổi chiều hoặc tối cùng ngày với lễ xin dâu, hoặc cũng có thể vào sáng hôm sau.

Trước khi đoàn rước dâu xuất phát, gia đình nhà trai đã phải sắp xếp mọi thứ thật cẩn thận, trang hoàng xe cưới, và chuẩn bị đầy đủ các lễ vật và quà biếu đặc biệt để đem tặng gia đình nhà gái. Trong đoàn rước dâu, thường có sự tham gia của các thành viên trong gia đình nhà trai, bạn bè thân hữu và những người được mời đặc biệt.

Khi đoàn rước dâu đến nhà gái, gia đình nhà gái sẽ chào đón và tiếp đãi đoàn rước dâu một cách trang trọng, nồng nhiệt. Lễ vật và quà biếu từ gia đình nhà trai được trao cho gia đình nhà gái. Xuyên suốt buổi lễ, hai bên gia đình sẽ gặp gỡ, trò chuyện và cùng nhau chia sẻ niềm vui trong không khí hân hoan này.

Sau đó, gia đình nhà trai sẽ đưa cô dâu lên xe cưới và lễ rước dâu bắt đầu. Đoàn xe cưới sẽ di chuyển từ nhà gái về nhà chồng theo một tuyến đường đã được chuẩn bị trước. Khi đoàn rước dâu về nhà chồng, thì cô dâu giờ đây đã chính thức trở thành thành viên mới trong gia đình nhà chồng.

5. Lễ lại mặt

Lễ lại mặt là một trong những nghi lễ cưới hỏi có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố mối quan hệ gia đình và tình cảm giữa hai bên gia đình sau lễ cưới. Buổi lễ này tạo điều kiện để cô dâu được trở về thăm gia đình của mình, nhằm giảm bớt đi nỗi nhớ cha mẹ. Đồng thời, cũng khiến bố mẹ vơi bớt nỗi buồn khi phải rời xa con gái thân thương. Lễ lại mặt thể hiện sự thông cảm, thấu hiểu của phía nhà trai dành cho cô dâu khi phải rời xa vòng tay bố mẹ.

Lễ lại mặt thường diễn ra trong không khí ấm áp, trang trọng và rất trọng đại với sự tham gia của gia đình hai bên. Trong buổi lễ, gia đình nhà chồng sẽ chuẩn bị các món ăn ngon, đặc sản và quà biếu để chào đón gia đình nhà gái. Các thành viên trong gia đình sẽ trao đổi, gặp gỡ và tạo dịp để tăng cường sự hiểu biết và gắn kết với nhau.

Lễ lại mặt không chỉ là một nghi lễ truyền thống, mà còn là dịp để gia đình nhà chồng thể hiện lòng chân thành, sự chào đón và tôn trọng đối với gia đình nhà gái. Giúp tạo ra một không gian giao lưu và gắn kết giữa hai gia đình, đồng thời khẳng định sự gắn bó và hỗ trợ lẫn nhau trong hành trình mới của cô dâu và chú rể.

Mong rằng sau bài viết này, Áo Cưới Thiên Đường Bình Dương đã giải đáp được hết cho bạn những thắc mắc liên quan đến nghi lễ cưới hỏi. Và nếu còn câu hỏi nào khác, bạn có thể truy cập vào website chính thức của chúng tôi để tìm hiểu thêm nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *