/*-- Chèn social góc trái dưới --*/

Bưng quả là gì? Giải đáp tất tần tật về bưng quả đám cưới

Bưng quả là nghi thức trao mâm quả theo phong tục truyền thống của Việt Nam. Theo quan niệm xưa, việc thực hiện đúng quy tắc trao mâm quả sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân của cô dâu chú rể. Vậy ý nghĩa của phong tục này là gì và quy trình thực hiện thế nào đúng nhất? Hãy cùng Áo Cưới Thiên Đường Bình Dương tìm hiểu thêm về phong tục này qua bài viết dưới đây nhé.

Giải đáp tất tần tật về bưng quả đám cưới

Bưng quả là gì? Ý nghĩa của bưng quả trong đám cưới truyền thống

Tại nhiều địa phương, vùng miền khác nhau, phong tục bưng quả còn được gọi là bê tráp, bưng lễ,… Đây là một trong những phong tục truyền thống trong cưới hỏi không thể thiếu của người Việt Nam.

Phong tục bưng quả
Phong tục bưng lễ quả

Những người trong đội bưng quả được chọn bên nhà trai và nhà gái để tiến hành nghi lễ trao và nhận tráp trong lễ cưới. Đội bưng mam quả nam sẽ tiến hành mang những lễ vật của phía nhà trai đã chuẩn bị sang và trao cho đội hình của nhà gái.

Khi nhà gái nhận lễ vật được xem là đã nhận tấm lòng của nhà trai cũng như đồng ý để se duyên cho cô dâu và chú rể. Và cũng là một thủ tục mà nhà gái xác nhận sự đồng ý và sẵn lòng trở thành thành viên trong gia đình nhà trai.

Điều này mang ý nghĩa thể hiện lòng thành, lời cảm ơn của phía nhà trai đối với nhà gái đã mang công sinh thành, dưỡng dục nên cô dâu. Hơn thế, phong tục này còn mang ý nghĩa hai người trao duyên cho nhau, đồng thời những người thân cũng gửi gắm lời chúc hạnh phúc dành cho cặp đôi.

Nhiệm vụ của đội bưng quả

Trong quá khứ, phong tục bưng lễ quả được thực hiện trong lễ ăn hỏi. Hiện nay, để đơn giản hóa thì người ta đã kết hợp lễ hỏi và lễ cưới trong cùng một ngày, đó là ngày đám cưới.

Vì vậy, phong tục bưng mâm quả sẽ được thực hiện ngay trong ngày cưới. Vậy nhiệm vụ của đội bưng quả nhà trai và nhà gái sẽ phải làm gì? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé.

1. Nhiệm vụ của đội bưng mâm quả nhà trai

Đội bưng quả của nhà trai bao gồm những người nam giới được chú rể tuyển chọn. Đội này chỉ bao gồm những người nhỏ tuổi hơn chú rể và chưa kết hôn, có thể là người thân trong gia đình chú rể, bạn bè hay đồng nghiệp,…

Đội bưng quả nhà trai
Đội bưng lễ nhà trai

Nhiệm vụ của đội bưng quả bên nhà trai là sẽ mang những lễ vật của phía nhà trai đã chuẩn bị sang bên nhà gái. Thực hiện nghi lễ trao tráp cho đội nhận tráp bên nhà gái

Khi tiến hành, đội bưng lễ phía nhà trai phải mặc những trang phục lịch sự hoặc các trang phục truyền thống của người Việt Nam, những trang phục này phải được đồng nhất với cả đội hình.

2. Nhiệm vụ của đội bưng quả nhà gái

Cũng tương tự như đội bưng quả bên nhà trai, đội bưng mâm quả của nhà gái còn được gọi là đội nhận tráp.

Đội bưng quả nhà gái
Đội bưng quả nhà gái

Những người này cũng là những người nữ giới được tuyển chọn bởi cô dâu, có thể là người thân trong gia đình, bạn bè hoặc đồng nghiệp cô dâu. Trong đó, họ cũng phải nhỏ tuổi hơn cô dâu và chưa lập gia đình.

Đội nhận tráp ở nhà gái sẽ có nhiệm vụ nhận các mâm quả lễ vật được trao từ phía nhà trai. Trang phục của họ thông thường sẽ là áo dài và phải đồng nhất với nhau.

Mâm quả đám cưới gồm những lễ vật gì?

Những lễ vật trong mâm quả có thể khác nhau tùy vào từng địa phương Việt Nam. Những lễ vật phổ biến nhất thường được phía nhà trai chuẩn bị có thể kể đến như:

  • Mâm ngũ quả
  • Trầu cau
  • Gà luộc
  • Heo quay
  • Xôi gấc
  • Trà
  • Bánh cưới
Mâm lễ vật
Mâm lễ vật

Ngoài những lễ vật trên, những địa phương vùng miền khác nhau còn có các lễ vật như:

  • Bia, nước ngọt
  • Khay tem trầu
  • Bao lì xì
  • Đèn cầy Long Phụng

Quy trình bưng quả đúng truyền thống như thế nào?

Quy trình bưng lễ quả thông thường bao gồm 6 giai đoạn. Trong đó, bắt đầu từ giai đoạn chuẩn bị mâm quả từ phía nhà trai và kết thúc bằng giai đoạn lại quả ở phía nhà gái.

1. Giai đoạn chuẩn bị cho quy trình bưng quả

Trước lễ cưới, qua Lễ Chạm Ngõ, hai gia đình của nhà trai và nhà gái sẽ họp nhau để thảo luận và đồng ý về một số vấn đề liên quan đến tổ chức lễ cưới cho cặp đôi trẻ. Các vấn đề này bao gồm việc chọn ngày cưới, thời gian rước dâu và số lượng mâm quả lễ vật mà nhà trai sẽ mang đến nhà gái.

Chuẩn bị quá trình bưng quả
Chuẩn bị quá trình bưng quả

Nhà trai sẽ chuẩn bị đầy đủ các tráp lễ vật theo thỏa thuận trước. Họ sẽ lựa chọn một số chàng trai đại diện cho gia đình nhà trai để mang mâm quả từ nhà trai sang nhà gái.

Tương tự, gia đình nhà gái cũng sẽ chọn ra những cô gái đại diện để tiếp nhận mâm quả từ nhà trai.

2. Giai đoạn trao mâm quả

Trong ngày cưới, đoàn nhà trai bao gồm chú rể, ông bà, cha mẹ và các người thân, bạn bè tham gia lễ cưới sẽ mang theo các lễ vật đã chuẩn bị sẵn và đến nhà gái.

Sau khi hoàn thành thủ tục chào hỏi giữa hai gia đình, toàn bộ dàn bưng quả từ cả hai nhà sẽ tiến hành lễ trao và nhận mâm quả trước cửa nhà. Sau đó, cùng nhau mang các mâm quả lễ vào trong nhà.

Trao mâm quả
Trao mâm quả

Sau khi hoàn tất lễ trao nhận mâm quả, dàn bưng quả của cả hai gia đình sẽ trao đổi lì xì đã được chuẩn bị trước đó cho nhau, với mục đích là trả duyên cho nhau.

3. Giai đoạn nhận trá, mở mâm quả

Cả hai gia đình nhà trai và nhà gái sẽ ngồi lại trò chuyện và giới thiệu các thành viên trong gia đình.

Phía đại diện ở nhà trai sẽ đứng dậy phát biểu, trình bày lý do có mặt và giới thiệu về các lễ vật trong mâm quả. Sau cùng, đại diện phía nhà gái sẽ nhận lễ vật, mở các mâm quả và chấp thuận cho đôi trẻ tiến hành lễ kết hôn.

4. Giai đoạn cô dâu ra mắt

Trong ngày bưng quả, gia đình chú rể sẽ chuẩn bị một mâm quả trái và các món quà như bánh, bánh chưng, trầu cau, rượu, và các loại hoa quả khác. Cô dâu sẽ được mời ra mắt và được chào đón bởi gia đình chú rể. Đây là dịp để cô dâu được biết đến và chào hỏi gia đình của chú rể, cũng như gặp gỡ và làm quen với các thành viên trong gia đình và bạn bè của chú rể.

Giai đoạn này có ý nghĩa đánh dấu sự chính thức của việc gia đình chú rể chấp nhận và chào đón cô dâu vào gia đình, và tượng trưng cho sự hòa hợp và gắn kết giữa hai gia đình trong quá trình hôn nhân.

5. Giai đoạn làm lễ gia tiên

Mẹ của cô dâu sẽ chọn một số lễ vật từ mâm quả lễ vật của gia đình nhà trai và mang sang đặt lên bàn thờ gia tiên trong nhà gái để thực hiện nghi thức cúng bái tổ tiên nhà gái. Sau đó, cô dâu và chú rể cũng sẽ đến bàn thờ gia tiên của nhà gái để cùng nhau thắp hương tôn kính tổ tiên.

Cúng gia tiên
Cúng gia tiên

6. Giai đoạn lại quả của nhà gái

Sau khi nhà gái đã nhận hết các lễ vật trong mâm quả, họ sẽ chia một phần lễ vật cưới cho phía nhà trai mang về. Việc làm này được gọi là nghi thức lại quả. Đồ lại quả thường là số chẵn

Cách chọn lựa đội hình bưng mâm quả đẹp nhất

Sau khi bạn đã nắm được một số thông tin về nghi thức bưng quả, hãy cùng tìm hiểu cách lựa chọn đội hình và trang phục của đội bưng mâm quả nhé.

Đội hình bưng quả đẹp
Đội hình bưng quả đẹp

1. Chiều cao của đội hình bưng mâm quả

Chiều cao là điều quan trọng trong đội hình. Đội bưng quả của cả bên nhà trai và nhà gái phải tương đương nhau về chiều cao. Trong đó, nếu cô dâu chú rể có chiều cao tốt thì nên chọn dàn bưng mâm quả có chiều cao thấp hơn chú rể. Khi lên hình sẽ rất hài hòa, giúp nổi bật lên trọng tâm là cô dâu và chú rể.

2. Vóc dáng đội hình bưng mâm quả

Tương tự như chiều cao, vóc dáng của đội hình bưng quả nên tương đương nhau là đẹp nhất, để đội hình được cân xứng, hài hòa hơn khi lên hình.

Vóc dáng hài hòa
Vóc dáng hài hòa

3. Trang phục của đội bưng quả

Trang phục của dàn mâm quả của nhà trai và nhà gái có những lưu ý chung là:

  • Trang phục trang trọng, lịch sự hoặc sử dụng các trang phục truyền thống Việt Nam.
  • Trang phục phải có sự đồng bộ về màu sắc.
  • Trang phục phải có sự đồng bộ về kiểu dáng.
Trang phục lịch sự đồng bộ khi bưng quả
Trang phục lịch sự đồng bộ khi bưng quả

Trang phục thường thấy của đội bưng quả nhà trai là áo sơ mi trắng, thắt cà vạt trang trọng cùng với quần âu chỉnh tề, thêm một đôi giày tây thanh lịch. Ngoài ra, trang phục áo dài truyền thống cũng được nhiều nơi lựa chọn.

Trang phục phù hợp và phổ biến nhất cho đội nhận mâm quả nhà gái là áo dài. Với trang phục áo dài, các cô nàng có thể kết hợp cùng giày cao gót và các phụ kiện khác như khăn đóng,…

Những câu hỏi thường gặp khi chọn lựa người bưng quả đám cưới

Sau khi bạn đã nắm rõ được các nghi thức trong phong tục bưng quả, cũng như là nắm được cách sắp xếp đội hình và trang phục của đội bưng quả. Thì các câu hỏi trong phong tục này cũng được nhiều người quan tâm, hãy cùng chúng tôi giải đáp một số câu hỏi phổ biến dưới đây nhé.

(1) Đội bưng quả gồm những ai?

Như đã được đề cập ở trên, đội bưng quả ở cả nhà trai và nhà gái có thể là bạn bè, đồng nghiệp hoặc người thân của cô dâu và chú rể.

Những người thân của cô dâu chú rể có thể bưng quả
Những người thân của cô dâu chú rể có thể bưng

(2) Bưng quả cần bao nhiêu người?

Số người đi bưng quả phụ thuộc vào số lượng mâm quả cưới. Điều này đồng nghĩa là có bao nhiêu mâm/tráp lễ thì sẽ cần đội bưng quả nam và nữ bấy nhiêu người.

Ví dụ: Nhà trai chuẩn bị 08 mâm quả lễ vật thì cô dâu, chú rể cần chuẩn bị tổng cộng 16 người bưng quả gồm 08 nam và 08 nữ.

(3) Cách trao lì xì đúng nhất khi bưng mâm quả

Phong tục trao lì xì được thực hiện sau khi xong phần trao sính lễ, gọi là nghi lễ trao duyên. Các bước tiến hành nghi lễ trao duyên như sau:

  • Đầu tiên, hai đội bưng quả sẽ đứng thành hai hàng dọc.
  • Sau đó, các chàng trai và cô gái sẽ tiến hành trao cho nhau những chiếc phong bao lì xì đỏ, là hình ảnh vô cùng đẹp và điểm nhấn trong lễ hỏi.
  • Cuối cùng, sau bữa tiệc, người nhà của cô dâu chú rể sẽ trao lì xì cho từng người bên đội bê tráp của mình.
Trao lì xì
Trao lì xì

(4) Bưng quả có bị mất duyên thật không?

Theo quan niệm từ xưa, khi bạn tiến hành trao và nhận mâm quả nghĩa là bạn đã “ứng duyên” của mình cho cô dâu chú rể. Điều đó đồng nghĩa là những người bưng mâm quả sẽ bị mất duyên, khó lập gia đình.

Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì chưa có một thống kê hay nghiên cứu nào chứng minh rằng người bưng quả sẽ khó lập gia đình vì đó chỉ là những quan niệm của người xưa.

Đặc biệt, lễ bưng mâm quả còn có thể là dịp tạo ra những cơ hội giúp bạn làm quen thêm bạn bè hoặc tìm được nửa còn lại của mình, vì đa phần những người trong dàn bưng lễ quả đều là những nam thanh nữ tú chưa lập gia đình.

(5) Có tang bưng quả được không?

Việc nhà có tang thể hiện sự đau thương, mất mát, sự không may mắn, vì thế cho dù là tổ chức đám cưới hay đi đám cưới người khác cũng là điều không nên.

Nếu muốn đi thăm hay đi đám cưới ai đó thì nên đợi qua 100 ngày của người đã khuất. Việc tiếp xúc với cô dâu chú rể khi chưa đủ 100 ngày nãy được coi như là mang xui xẻo đến với họ. Vì vậy, để đôi uyên ương được hạnh phúc trọn vẹn thì người có tang không nên đi bưng lễ quả.

(6) Có chồng bưng quả được không?

Theo quan điểm của thời hiện đại, bưng quả giúp cô dâu chú rể cũng là cách để thể hiện tình cảm thân thiết đối với họ. Cô dâu, chú rể thường mong muốn những người thân cận, bạn bè thân thiết của mình đến chung vui và giúp đỡ trong ngày trọng đại.

Vì vậy, kể cả khi bạn đã lấy chồng thì cũng không cần phải quan trọng hóa vấn đề này vì những người đã lập gia đình hoàn toàn có thể tham gia.

(7) Có bầu bưng quả được không?

Theo quan điểm của thời hiện đại, đã có nhiều thay đổi trong suy nghĩ và trong các phong tục tập quán. Vì vậy người có bầu vẫn có thể đi bưng quả. Tuy nhiên, nên hạn chế nhờ người đang có bầu bưng lễ quả. Khi người bầu tham gia bưng mâm quả phải hết sức cân nhắc về tình trạng sức khỏe, cẩn thận trong việc đi đứng, nên bưng các loại quả nhẹ.

(8) Bưng quả cho người có bầu có sao không?

Có nhiều người quan niệm rằng bưng mâm quả cho cô dâu có bầu sẽ đem đến điềm không may mắn, thế nhưng, thật ra đây là một quan niệm xưa cũ và không có căn cứ để xác nhận. Chính vì vậy, nếu trong trường hợp có bạn bè thân thiết là cô dâu và mang bầu thì bạn cứ thoải mái bưng quả cho bạn bè của mình nhé!

Trên đây, Áo Cưới Thiên Đường Bình Dương đã cung cấp thông tin về chủ đề bưng quả trong lễ cưới truyền thống. Nếu có bất kì thắc mắc nào liên quan đến dịch vụ ngày cưới, vui lòng liên hệ đến chúng tôi thông qua hotline để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *